
Vatican News
Theo báo cáo, trong năm vừa qua, có 132 vụ việc được ghi nhận, cao hơn con số 124 vụ được báo cáo trong năm 2022. Đặc biệt, sự gia tăng chủ yếu do các vụ bắt bớ do chính quyền, từ 55 vụ trong năm 2022 lên 86 vụ trong năm 2023.
Tại Nicaragua
Cuộc đàn áp của Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đối với các giáo sĩ bất đồng chính kiến là nguyên nhân chính gây ra cuộc đàn áp trong suốt cả năm. Báo cáo cho thấy chế độ này đã giam giữ 46 giáo sĩ vào năm 2023, trong đó có hai giám mục và bốn chủng sinh. Vào tháng 12, 19 giáo sĩ bị bắt, trong đó có Đức cha Isidoro de Carmen Mora Ortega của Siuna đã bị chế độc độc tài Nicaragua bắt giữ.
Theo báo cáo, nhiều linh mục ở Nicaragua bị bắt trước tháng 12 đã được trả tự do hoặc bị trục xuất khỏi đất nước và bị từ chối cho tái nhập cảnh. Chính phủ cũng thả hai linh mục bị bắt vào tháng 12, nhưng 17 người còn lại vẫn đang bị giam giữ.
Đức cha Rolando Álvarez đã bị bắt vào tháng 8/2022 và bị kết án 26 năm tù sau khi từ chối rời khỏi đất nước; ngài cũng vẫn đang bị giam giữ.
Chính quyền của Ortega cũng trục xuất các nữ tu như Dòng Thừa sai Bác ái và đóng cửa các trường học Công giáo cũng như các tổ chức truyền thông.
Tại Trung Quốc và Ấn Độ
Báo cáo cho thấy tại Trung Quốc có 20 giáo sĩ Công giáo bị bắt trong năm vừa qua. Còn tại Ấn Độ, ít nhất 5 giáo sĩ Công giáo và một nữ tu đã bị bắt vào năm 2023, chủ yếu là do luật chống cải đạo. Tất cả họ đều đã được thả nhưng vẫn có thể phải đối mặt với cáo buộc và thậm chí phải ngồi tù.
Tại Châu Âu
Tại Châu Âu, báo cáo cho biết 10 giáo sĩ Công giáo đã bị bắt ở Belarus, 3 trong số họ vẫn đang bị giam giữ. 2 linh mục Công giáo Đông phương Ucraina cũng bị lực lượng Nga bắt giữ ở Ucraina và đều không được thả.
Số vụ bắt cóc chủ yếu ở Nigeria
Theo báo cáo, số vụ bắt cóc các giáo sĩ và nữ tu đã giảm vào năm 2023, nhưng vấn đề “vẫn còn nghiêm trọng”. Tổng số giáo sĩ và tu sĩ bị bắt cóc là 33 người vào năm 2023, giảm so với 54 người vào năm 2022.
Tại Nigeria có 28 vụ bắt cóc trong năm 2023, bao gồm 3 nữ tu. Ngoài ra còn có hai vụ bắt cóc ở Haiti. Một linh mục bị bắt cóc ở Mali và một linh mục khác ở Burkina Faso. Một nữ tu bị bắt cóc ở Ethiopia.
Các vụ sát hại linh mục và tu sĩ
Các vụ sát hại các linh mục Công giáo và các thành viên khác của hàng giáo sĩ giảm nhẹ, từ 18 vụ vào năm trước xuống còn 14 vụ vào năm 2023. Con số này bao gồm 11 linh mục, một Giám mục, một tu sĩ và một chủng sinh. Tuy nhiên, một nửa số vụ giết người này không liên quan đến việc đàn áp hoặc có động cơ không rõ ràng.
Báo cáo lưu ý: “Nhiều Kitô hữu, đặc biệt là các giáo sĩ và tu sĩ, đã phải trả giá đắt cho sự dấn thân của họ đối với lợi ích chung, nhân quyền và tự do tôn giáo trong cộng đồng và quốc gia mà họ phục vụ”. (CNA 10/01/2023)
Nguồn: vaticannews.va
Có thể bạn quan tâm
Ngày 06.05: Thánh Đaminh Saviô (1842-1857)
Th5
Tháng Năm, tháng dành riêng cho Mẹ của chúng ta
Th5
Trung Quốc bầu chọn Giám mục Phụ tá mặc dù đang trong thời..
Th5
Giáo Xứ Hướng Phương Trong Ngày Cao Điểm Tuần Chầu
Th5
Đức Cha Louis Tổ Chức Chuyến Hành Hương Toà Thánh Và Châu Âu
Th5
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Tham Dự Lễ Tang Và Làm Việc..
Th5
Giáo Xứ Vạn Thành Đón Nhận Ơn Thánh Thần Trong Tuần Chầu
Th5
Giáo Xứ Đông Sơn Khai Mạc Tuần Chầu – Khánh Thành Hoa Viên..
Th5
Nhìn qua con số Hồng y cử tri đến từ Á châu tham..
Th5
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam: Biên Bản Hội Nghị Thường Niên Kỳ..
Th5
Ngày 03/05: Thánh Philipphê và Thánh Giacôbê, Tông đồ (Lễ kính)
Th5
Cái nhìn tổng quát về các Hồng y cử tri tham dự Mật..
Th5
Ngày 02/05: Thánh Athanasiô, Giám mục Tiến sĩ Hội Thánh (295-373)
Th5
Tất Cả Hồng Y Cử Tri Trong Mật Nghị Đều Có Quyền Bỏ..
Th5
Tin Tổng Hợp Giáo Phận Hà Tĩnh Tháng 04/2025
Th4
Tang lễ ĐTC Phanxicô: Một làn sóng tình cảm thực sự, không chỉ..
Th4
Ngày 01/05: Thánh Giuse Thợ
Th4
ĐHY Reina: Các Hồng y phải chọn một Giáo hoàng có thể hướng..
Th4
Nguồn Gốc Tháng Hoa Kính Đức Mẹ
Th4
Đức Hồng Y của Philippines: Không chính trị hóa Mật nghị bầu Giáo..
Th4